Theo nghiên cứu về tác động của các công trình điện gió lên môi trường xung quanh của các chuyên gia quốc tế, điện gió gần bờ có nguy cơ cao hơn về các tác động xấu đến môi trường và xã hội, đặc biệt là về đa dạng sinh học do sự hiện diện của các loài bị đe dọa toàn cầu ở dải ven biển và gần các sinh cảnh nhạy cảm hoặc được bảo vệ. Một số dự án gần bờ có thể gặp thách thức khi tiếp cận nguồn vốn từ các bên cho vay quốc tế do không đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của bên cho vay, bao gồm cả nhu cầu về đánh giá tác động môi trường, xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việc phân tích cân nhắc để phát triển dự án móng cố định nhưng kết quả cũng hữu ích cho lắp đặt điện gió gần bờ và móng nổi. Nhiều vấn đề có bản chất tương tự nhau đối với cả hai loại hệ thống, mặc dù có thể có một số khác biệt về mức độ chi tiết cần thiết đối với điện gió móng nổi ngoài khơi so với phát triển móng cố định.
Để đặt ra các phương án cho Việt Nam có thể giải quyết các vấn đề chính khi xây dựng các dự án điện gió, các chuyên gia đã xem xét Khung môi trường và xã hội (ESF) của Ngân hàng Thế giới. ESF áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư mới của Ngân hàng Thế giới, giúp Ngân hàng Thế giới và khách hàng tiềm năng quản lý tốt hơn các rủi ro về môi trường và xã hội của các dự án và cải thiện kết quả phát triển.
Trong đó, xác định duy trì, bảo vệ môi trường sống là quan trọng và được ưu tiên bảo vệ. Có thể xác định những khu vực dự kiến bị ảnh hưởng và loại trừ không cấp phép dự án như: Khu đa dạng sinh học trọng điểm (KBAs), Khu bảo tồn biển (MPA), Công viên quốc gia (NP), Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (PSSAs), Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar) và khu đất ngập nước được bảo vệ tại địa phương, Khu dự trữ sinh quyển UNESCO-MAB và Khu di sản thế giới (WHS).
|
Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, để bảo vệ môi trường biển, những khu vực rất có thể phải hạn chế cấp phép dự án, dựa vào vị trí của các khu vực phát triển điện gió ngoài khơi tiềm năng của Việt Nam như: Bái Tử Long, Hạ Long, Cát Bà và Cồn Cỏ ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc Việt Nam, Cù Lao Chàm ngoài khơi bờ biển miền Trung, Hòn Mun, Núi Chúa, Hòn Cầu, Thanh Phú, Bình Đại và Mũi Cà Mau ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam và Côn Đảo ngoài khơi bờ biển phía Nam. Việc phát triển các dự án vùng triều, có khả năng cao là không phù hợp với các mục tiêu bảo tồn của các khu bảo tồn biển và các khu đa dạng sinh học trọng điểm dọc bờ biển phía Đông Nam.
Cần có quy định pháp luật yêu cầu các đơn vị phát triển dự án phải lập Đánh giá tác động môi trường, xã hội (ĐTMX) được Bộ TN&MT phê duyệt cho tất cả các dự án điện gió ngoài khơi, mặc dù ĐTMX cho các dự án này thường không được coi là thông lệ quốc tế tốt của ngành. ĐTMX được yêu cầu cho các dự án sử dụng đất của Công viên quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Di sản thế giới và Khu dự trữ sinh quyển. Vì trong thực tế, các khu vực này thường được UBND tỉnh và các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh sử dụng và quản lý.
Một số môi trường sinh cảnh biển tự nhiên quan trọng được cho là đặc biệt nhạy cảm với các tác động từ dự án phát triển như điện gió ngoài khơi. Các môi trường này bao gồm rạng san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và bãi triều. Các bãi triều ở Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng hỗ trợ sự phát triển của quần thể chim ven biển mang tầm quan trọng thế giới, như chim dẽ mỏ thìa, một loại chim nằm trong danh sách cần được bảo vệ cực kì nguy cấp. Một số môi trường sống nhạy cảm có thể tìm thấy ở khu vực nước nông ven biển, và do đó đặc biển dễ bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển điện gió ở bãi triều.
Khung pháp lý vững chắc và hệ thống ĐTMX cần được thiết lập để đảm bảo các biện pháp giảm thiểu tác động phù hợp được thực hiện ở Việt Nam. Các phương án cho Việt Nam bao gồm công bố chính thức mạng lưới các khu bảo tồn biển (MPA) và xác định những khu vực có tiềm năng sử dụng đa mục đích cho các trang trại gió ngoài khơi và những khu vực không tương thích. Phương án tốt nhất là tránh phát triển điện gió ngoài khơi ở các địa điểm được quy định, đồng thời là có các phương án kỹ thuật để giảm thiểu tác động tiềm ẩn.
Các khu vực đánh cá thương mại ở Vịnh Bắc Bộ, Trung và Đông Nam Bộ có thể hạn chế sự phát triển của điện gió ngoài khơi. Với các khu vực ven biển đã bị đánh bắt quá mức, việc các đơn vị phát triển điện gió di chuyển ngư trường gây thêm áp lực lên trữ lượng và sinh kế địa phương. Tránh can thiệp vào các ngư trường thương mại quan trọng nhất và môi trường sống gắn kết về mặt sinh học của các loài cá (khu vực sinh sản, nuôi dưỡng), sử dụng các chương trình bồi thường và thỏa thuận về các khu vực đa mục đích.
Tránh lập dự án và cấp phép ở các khu vực nuôi trồng thủy sản đã được thiết lập. Việc xác định và thiết lập các khu vực quản lý nuôi trồng thủy sản (các cụm) và các khu vực đa mục đích được sử dụng để giảm thiểu xung đột. Quy hoạch không gian cho các khu vực dành riêng cho quản lý nuôi trồng thủy sản và đánh giá tiềm năng cho các vị trí vừa nuôi trồng thủy sản vừa phát triển các trang trại gió ngoài khơi sau khi chúng được thiết lập.
baotainguyenmoitruong.vn
Tin khác