Thực hiện Kế hoạch số 17/KH-TNMT ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ngày 07/3/2023 Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đây là Hội nghị có tính chất chuyên môn sâu vì đối tượng tham gia lấy ý kiến lần này là lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của các phòng, chi cục và đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái; phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và các chi nhánh cấp huyện; Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện... Hội nghị do đồng chí Lê Công Tiến Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái chủ trì (ảnh 1).
Theo chỉ đạo và quán triệt của đồng chí Lê Công Tiến, qua thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 thì sau hơn 8 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Luật Đất đai đã bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo đó Nghị quyết 18-NQ/TW ra đời nhằm định hướng chính trị đặc biệt quan trọng để sửa đổi Luật đất đai năm 2013 với 5 quan điểm, 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp, 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai và tổ chức thực thi.
Tại Hội nghị lần này, các thành viên tham dự đều là đội ngũ cán bộ, công chức viên chức có chuyên môn sâu, có thâm niên và vững vàng nghiệp vụ, đang trực tiếp thực hiện các nội dung liên quan đến Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai nên đã trao đổi, phát biểu thảo luận rất sôi nổi với 27 ý kiến phát biểu tập trung vào các nhóm vấn đề điển hình như sau:
Về Khái niệm: Cần bổ sung và làm rõ một số khái niệm và nội hàm: Điều 64 “Tái định cư tại chỗ”. Điều 89: “người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; Điều 70: “Dự án do Nhà
Ảnh 2 – Ông Chu Thanh Sơn - Giám đốc TT Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến.
Về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Còn có nhiều ý kiến trái chiều về việc quy hoạch đến từng thửa đất tại (Điều 60); Qua thực tế còn vướng trong quy hoạch sử dụng đất, do đó việc quy định lập quy hoạch đồng thời cả quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác sẽ rất khó cho việc thực hiện. Vì vậy nên nghiên cứu kỹ về cách thiết kế này để đảm bảo tính khả thi khi đưa vào áp dụng;
Điều 65 điểm đ khoản 2 quy định: Dự án điều chỉnh đất đai để chỉnh trang và phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp cần lựa chọn nhà đầu tư... Như vậy là chưa rõ, chưa cụ thể, dễ nhầm lẫn với các dự án khu đô thị mới, nên cần rà soát kỹ để quy định cụ thể, rõ ràng hơn.
Điều 70: Về trình tự lập quy hoạch cấp tỉnh, đề nghị xin ý kiến của các bộ ngành trước sau đó quay về chỉnh sửa, bổ sung bổ sung các chỉ tiêu để thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh cho phù hợp và tiết kiệm thời gian.
Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Nên bỏ Khoản 4 – Điều 26 “Tôn trọng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác” vì đã được quy định tại Khoản 5 – Điều 31 “Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan”
Tại Điều 78, Dự thảo Luật đang liệt kê các trường hợp dự án Nhà nước được thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn thiếu một số trường hợp khác".
Bên cạnh đó, thu hồi đất là vấn đề liên quan đến nhiều tổ chức và quyền lợi sinh kế của nhiều người dân mà đa số là dân nghèo, là vấn đề nhạy cảm, nảy sinh nhiều phức tạp, khiếu kiện, tiêu cực trong thời gian qua. Do vậy, để thống nhất về nhận thức và tránh phát sinh những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, cần làm rõ hơn mục đích, tiêu chí trường hợp phải tiến hành thu hồi đất; việc thu hồi phải đem lại lợi ích trước mắt, cũng như lâu dài cho quốc gia, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi.
Điều 83 - Thời hạn thông báo thu hồi của 2 loại đất là “90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp”. mà chưa tính đến quy mô dự án là chưa hợp lý vì trên thực tế có dự án hàng chục hec-ta cần thu hồi bổ sung vài trăm mét vuông đất cũng phải chờ đủ 180 ngày mới có thể triển khai thu hồi tiếp tục để hoàn thành việc thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng chưa kể phát sinh khác đã gây chậm trễ rất nhiều thời gian.
Ảnh 3 – Bà Trần Thị Huyền Trang – Phó GĐ Ban QL Dự án xây dựng huyện Trấn Yên phát biểu ý kiến.
Về Giá đất: Mục 2 Chương XI Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ khung giá đất, xây dựng bảng giá đất hàng năm. Nhưng vấn đề cốt lõi là làm sao xác định được chính xác giá đất phổ biến trên thị trường bằng cách nào? Trong khi giá đất thường xuyên biến động.
Về phát triển quỹ đất: Tại các điều 78, 116 và 125 đấu thầu, đấu giá, tự thỏa thuận, Đây là vấn đề lớn thực tế sảy ra nhiều trường hợp khiếu kiện do có sự chênh lệch về giá hay tình trạng chênh lệch giữa huyện (tỉnh) này với huyện giáp ranh. Bên cạnh đó là việc xác định đối tượng như thế nào là phù hợp để đấu thầu, đấu giá và trong đấu thầu, đấu giá làm thế nào để không chỉ làm tăng giá trị lên mà còn phải tạo ra các giá trị đầu tư trên đất về kinh tế, xã hội, môi trường... tăng lên, hiệu quả đầu tư trên đất tăng lên là bài toán khó
Cần hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu ổn định.
Điều 115 - Đề nghị quy định rõ nguồn kinh phí và cơ chế hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất.
Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
Đề nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng, ra hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa, (Khoản, 26&30-Điều 3; Điều 49 đến 52) quy dịnh để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch. (bỏ quy định điều kiện là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong nhận chuyển nhượng, thừa kế đối với đất trồng lúa)...
Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo phù hợp quỹ đất hiện có của địa phương; tổ chức tôn giáo có sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ảnh 4 – Ông Tạ Văn Liêm – Phó Giám đốc Chi nhánh VPĐK Đất đai huyện Yên Bình phát biểu ý kiến.
Điều 196 Các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản không sử dụng đất mặt (hầm lò) thì phải thuê đất... Đề nghị quy định rõ giới hạn về không gian và chiều sâu khi giao hoặc cho thuê đất đặc biệt là các dự án liên quan đến thăm dò, khai thác khoáng sản và khai thác sử dụng nước ngầm...
Quy định rõ trách nhiệm nhiệm bảo vệ nguồn nước ngầm khi triển khai thác khoáng sản và nước ngầm đối với các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nói chung và nước ngầm nói riêng...
Về thủ tục hành chính, Cơ sở dữ liệu, thông tin đất đai:
Việc xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai tích hợp đa mục tiêu phục vụ cho công tác điều hành tất cả các dịch vụ công, quản lý, thuế... đều liên thông trong cơ sở này và tiếp cận, xem xét nó là một bộ thủ tục và phải sử dụng công cụ số để giải quyết là phù hợp mục tiêu chuyển đổi số và chính quyền số trong tương lai.
Về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai:
Điều 28 Cần bổ sung thời điểm có hiệu lực đối với các văn bản công chứng, chứng thực về đất đai cho phù hợp Luật Dân sự và Luật khác.
Điều 226 Nên bổ sung quy định rõ quền lựa chọn lần 2 khi giải quyết tranh chấp. khiếu nại (cơ quan hành chính cấp trên hoặc tòa án cho phù hợp Luật Khiếu nại, tố cáo. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, đa số ý kiến thống nhất với Dự thảo Luật các tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. UBND các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân để giải quyết theo thẩm quyền khi được yêu cầu.
Kết thúc Hội nghị, đồng Chí Lê Công Tiến đánh giá Hội nghị đã thu được kết quả rất tốt, tuy nhiên việc lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với ngành TN&MT nên Sở yêu cầu các phòng chuyên môn, các đơn vị và tổ chức liên quan tiếp tục nghiên cứu sâu và tiếp tục góp ý kiến gửi về Chi cục Quản lý đất đai là cơ quan chuyên môn đầu mối, tổng hợp để Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
Ảnh 6: Ông Sùng A Chơ trưởng phòng TN&MT huyện Mù Căng Chải phát biểu ý kiến.
Việt Bắc
Tin khác