PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra suy thoái nguồn đất, nhưng một trong những nguyên nhân trọng yếu nhất để gây ra suy thoái nguồn đất đều phát sinh từ việc xả thải. Có 03 loại chất thải đó là: chất thải lọc, chất thải rắn và chất thải khí. Trong những chất thải này chúng ta có thể nhận thấy rằng, hiện nay việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt đóng vai trò cốt yếu. Bởi lẽ, rác thải rắn sinh hoạt như tôi đã trao đổi là có 67.000 đến 70.000 tấn/ngày. Đây là lượng rác rất lớn, xả ra hàng ngày và ảnh hưởng trực tiếp tới con người, sinh vật và tự nhiên. Và nếu, chúng ta đem chôn lấp toàn bộ chất thải đó thì rỉ rác, khí thải tạo ra trong quá trình này gây ô nhiễm rất lớn.

Điều này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước vì chúng ta chưa có trung tâm xử lý nước thải tập trung. Hơn nữa việc giám sát, quản lý nguồn thải đòi hỏi phải quan trắc trực tiếp và phải có hệ thống hạ tầng để tách nước thải sinh hoạt và nước mưa thì chúng ta mới có thể xử lý được vấn đề nước thải.

Nếu không giải quyết được vấn đề trên thì không một nhà máy xử lý nước thải nào có đủ hóa chất để có thể vừa xử lý nước thải, vừa xử lý nước mượn. Vì vậy, việc đầu tư hạ tầng về phân nguồn nước thải và nước mưa, đồng thời các trung tâm xử lý nước thải sẽ đóng góp quyết định việc chống ô nhiễm và suy thoái đất.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là rác thải từ các cơ sở công nghiệp, làng nghề cũng như canh tác nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến suy thoái đất. Cụ thể, nước thải có thể làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, các khu vực ngập nước, nguồn nước ngầm,… Nước rỉ rác có các chất nguy hại, chất Đi-ô-xin rạo ra trong quá trình xử lý chất thải sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây tác động tới đất.

Rác thải nhựa là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình chúng ta sử dụng nhựa trong lót, sản xuất nông nghiệp cũng như làm bao bì phân bón, thuốc trừ sâu,...Trong việc tiêu thụ lương thực, thực phẩm và đồ uống cùng với túi nhựa mà chúng ta sử dụng một lần khi đi siêu thị đều có cái tác động rất lớn tới môi trường. Vì vậy, yêu cầu liên quan tới chống suy thoái đất liên quan trực tiếp đến 03 cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đó là: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.

Đối với biến đổi khí hậu chúng ta có thể nhìn thấy tác động trực tiếp là Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu nóng lên, nước biển dâng, đồng thời hạn hán và khan hiếm nguồn nước ở lưu vực sông Mê Kông. 

Tại lưu vực sông Mê Kông, việc cạnh tranh sử dụng nguồn nước cho thuỷ điện, sinh hoạt cũng như thuỷ lợi của các nước thượng, trung nguồn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và cũng tác động đến việc suy thoái đất, ô nhiễm môi trường,…

Việc ô nhiễm không khí, đặc biệt là phát thải Carbon cũng như các chất Đi ô xin, bụi tạo ra trong cái quá trình tiêu thụ năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, quá trình công nghiệp, xử lý chất thải cũng như các hoạt động liên quan đến sử dụng đất đai và lâm nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp tới suy thoái đất. Cùng với đó, việc chặt phá rừng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng trực tiếp tới suy thoái đất, tạo ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt, sạt, lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, sinh vật và tự nhiên.

Ở góc độ khác, tăng trưởng dân số trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm đất. Có 40 % đất đai trên thế giới hiện nay bị ô nhiễm và 3,2 tỷ người trên thế giới đang chịu tác động trực tiếp bởi suy thoái đất. Tác động về suy thoái đất diễn ra trong quá trình lâu dài. Vì chúng ta làm biến đổi tự nhiên đất, ví dụ như các khu vực như rừng Amazon là một mô hình lý tưởng về kinh tế tuần hoàn, tại đó tất cả các quá trình tự nhiên đều được tuần hoàn và đều được xử lý theo quy trình của tự nhiên.

Tuy nhiên, tác động của con người, xi măng hóa liên quan đến việc xây dựng và phủ các lớp đất tại đô thị, ngăn chặn đất có thể tiếp thu, hấp thụ được khí, nước tự nhiên, và ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng của đất. Việt Nam chúng ta nói riêng, đặc biệt với quy mô dân số của chúng ta đứng thứ 15 trên thế giới và diện tích của chúng ta rất nhỏ so với các nước khác trên thế giới. Ba phần tư diện tích Việt Nam là núi. Vì vậy, không gian sử dụng đất của Việt Nam rất hẹp, việc gia tăng dân số và khai thác đất không thuận thiên,… tăng thêm tác động làm suy thoái đất ở Việt Nam.

Do vậy, để thực hiện tốt các nội dung trên, chúng ta cần tiếp tục tuyên truyền cho người dân, khuyến khích các doanh nghiệp và Nhà nước có chính sách đồng bộ để thực hiện các giải pháp sử dụng đất đai, hiệu quả, thuận thiên và sử dụng đất đai đúng yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường; trong chống biến đổi khí hậu và chống suy giảm đa dạng sinh học.